==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Kế thừa phát huy những tinh hoa văn hoá dân gian nảy sinh từ cuộc sống lao động, sản xuất của nhân dân huyện đảo cát hải, ngày nay, những trò vui chơi, thi đấu trên sóng biển ở Cát Hải thực sự là những ngày hội lớn.

Ngày hội làng Cá diễn ra vào ngày 1 tháng 4 hàng năm, ghi nhớ sự kiện ngày 1 tháng 4 năm 1959, Bác Hồ kính yêu về thăm làng Cá Cát Hải, động viên thăm hỏi bà con ngư dân trong công việc chài lưới, làm chủ biển trời quê hương. Từ đó đến nay, ngày 1 tháng 4 hàng năm đã trở thành ngày truyền thống của ngành Thuỷ sản, ngày khai trương Mùa thăm quan, nghỉ dưỡng Cát Bà và cũng là thời điểm ra quân đánh cá vụ Nam của ngư dân huyện đảo.

Lễ Hội Truyền Thống Làng Cá Cát Bà - Ảnh 1

Trong những ngày này, một số hoạt động của Lễ hội truyền thống Làng cá Cát Bà đã và đang diễn ra hấp dẫn, như: thi biểu trưng logo chương trình Cát Bà, thi “Tự hào truyền thống quê hương”, hội chợ “Thương mại-hành trình-thủy sản Cát Bà”... Song điều mà Lữ khách chờ đợi nhất vẫn là tuần lễ hội chính (diễn ra từ 25 đến 31-3) với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao đặc sắc, như lễ cầu ngư truyền thống, lễ hội đường phố Carnaval, giải đua thuyền rồng...

Nét đẹp truyền thống

Với nguồn gốc tên gọi đầy huyền thoại, cùng cuộc sống gắn bó với biển cả đầy hiểm nguy rình rập, các lễ hội ở Cát Bà đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh nơi đây, đặc biệt là lễ hội cầu ngư. Đây là hoạt động tín ngưỡng quan trọng của người dân vùng biển đảo Cát Hải với các nghi thức truyền từ đời này sang đời khác, mang tính tâm linh, thành kính của người dân miền biển với mong ước cầu cho mọi điều may mắn, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, con người khỏe mạnh, không có dịch bệnh, tôm cá bội thu, ngư dân gặp nhiều may mắn trong những chuyến ra khơi.

Nét đẹp truyền thống

Sau một vài năm gián đoạn, năm nay lễ cầu ngư sẽ được khôi phục với lòng thành kính của ngư dân miền biển.

Phần lễ sẽ được tổ chức trang nghiêm với các nghi thức như cúng cáo yết tại các đình, đền ở thị trấn Cát Hải, xã Hiền Hào và đền Áng Ván, đền Tùng Dinh và lễ rước nước từ biển vào đền Tùng Dinh. Theo ông Vũ Tiến Lập, Trưởng phòng VHTT - TT&DL huyện Cát Hải, phần lớn các đền tại huyện Cát Hải đều thờ Đông Hải Đại vương - vị thần cai quản vùng biển phía Đông của Tổ quốc và thờ Tứ bất tử trong đó có Mẫu Liễu Hạnh. Vì vậy trước khi tổ chức lễ cầu ngư Đội tế đã làm lễ cáo yết tại các đền thờ trên.

Lễ cầu ngư ở Cát Bà đậm chất tâm linh và mang nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân biển đảo. Ngoài những ý nghĩa tốt đẹp về mặt nhân văn cũng như vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của ngư dân, lễ cầu ngư cũng cho thấy ý nghĩa lớn về mặt bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ môi trường cũng như chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Thế nên, sau phần lễ cầu ngư sẽ là lễ ra khơi mở cửa biển bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam, ra quân đánh bắt vụ cá Nam, phát động phong trào toàn dân bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản năm 2017. Đặc biệt, hàng vạn giống cá các loại sẽ được thả xuống biển Cát Bà, giống như một lễ phóng sinh. Đây là hoạt động với ý nghĩa góp phần tái tạo nguồn lợi thủy sản để chúng không bị cạn kiệt.

Tiếp thu tinh hoa đặc sắc

Hoạt động nghệ thuật đáng chờ đợi nhất tại Lễ hội Làng cá năm nay là việc lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Carnaval đường phố Cát Bà (diễn ra đêm 30-3) với nhiều tiết mục đặc sắc, hấp dẫn đến từ các đoàn nghệ thuật trong và ngoài nước, cùng hơn 400 diễn viên của huyện đảo.

Tiếp thu tinh hoa đặc sắc - Ảnh 1

Carnaval đường phố tại Lễ hội Hoa phượng đỏ

Theo bà Hoàng Luân, Phó Chủ tịch UBND huyện Cát Hải, Ban tổ chức Lễ hội Carnaval đang nỗ lực để cống hiến cho khán giả một “bữa tiệc” nghệ thuật với những màn hát, múa, nhảy, biểu diễn xiếc, ảo thuật, hòa tấu nhạc cụ… được thể hiện nhuần nhuyễn, giàu cảm xúc trong những bộ trang phục truyền thống đặc trưng quốc gia và dân tộc, trên một số tuyến phố chính của thị trấn Cát Bà. Đây thực sự là sự kiện tôn vinh những giá trị tinh hoa của di sản Việt Nam lẫn bạn bè quốc tế; tạo không khí náo nhiệt, tươi vui, thắm tình hữu nghị, góp phần thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa các vùng, miền...

Tiếp thu tinh hoa đặc sắc - Ảnh 2

Carnaval đường phố tại Lễ hội Hoa phượng đỏ

Ngoài các chương trình văn hóa, nghệ thuật, đến với trải nghiệm Cát Bà trong thời gian diễn ra lễ hội làng cá năm nay, khách thăm quan sẽ được hòa mình vào các hoạt động thể dục thể thao lý thú, đặc biệt là các môn thi đấu trên biển. Đó là Giải đua thuyền rồng huyện Cát Hải và Giải đua thuyền rồng các tỉnh, thành phố ven biển Đồng bằng Bắc bộ - Cúp báo Hải Phòng lần thứ 23. Cuộc đua thuyền rồng tượng trưng cho sự vươn khơi trong thế rồng bay của đất nước, nối vòng tay bè bạn.

Những chiếc thuyền hình thoi dài được trang trí cẩn thận, đầu rồng chạm bằng gỗ, sơn son thiếp vàng rực rỡ, trên khoang chở từ 22 đến 26 thanh niên khỏe mạnh vung chèo rẽ sóng trên vịnh cũng là một hình ảnh độc đáo của lễ hội Làng cá Cát Bà năm nay.

Lễ Hội Truyền Thống Làng Cá Cát Bà

Lễ Hội Truyền Thống Làng Cá Cát Bà
86 9 95 181 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==