==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Cát Bà, còn gọi là đảo ngọc, quần đảo lớn nhất trên tổng số 1.969 đảo ở vịnh Hạ Long. Nơi đây có núi có rừng, có sông có biển, suối chảy róc rách, thung lũng sâu thẳm và các hang động đẹp kỳ ảo. Đảo Cát Bà hấp dẫn cả 4 mùa bởi vẻ đẹp hoang sơ và kỳ vĩ, đã được tổ chức UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Phần 3 của bài viết, chúng tôi tiếp tục  giới thiệu những điểm đến hấp dẫn khi tham gia Chương trình cat ba.

Ghé vườn Quốc gia Cát Bà thăm ‘’đường độc đạo’’ Ghé vườn Quốc gia Cát Bà thăm ‘’đường độc đạo’’

Giới Thiệu Về Huyện Đảo Cát Hải

Huyện Đảo Cát Hải thuộc Thành phố Hải Phòng phía Tây Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh. Địa hình nơi đây phức tạp,tổng diện tích khoảng 345 km2, rừng núi chiếm 2/3 diện tích. Huyện có 2 đảo hợp thành. Đảo Cát Hải là dải cát dễ bị xâm thực và bị thủy triều bào mòn.Đảo Cát Bà 336 hòn đảo trong đó Đảo Cát Bà là đảo lớn nhất. Huyện có gần 30 ngàn người. Khu hành chính của huyện đóng tại Cát Bà. Nơi đây có Vườn Quốc Gia Cát Bà là nơi lưu giữ nguồn gel quí hiếm trong đó có loài Voọc  Đầu trắng được ghi vào Sách Đỏ thế giới.

Giới Thiệu Về Huyện Đảo Cát Hải - Ảnh 1

Cát Bà có hàng trăm hang động với nhiều dáng vẻ nguyên sơ kỳ vĩ, đa dạng thảm thực vật phong phú. Nơi đây có nhiều vụng vịnh với dải cát vàng, những quần thể san hô lung linh muôn màu sắc. Thiên nhiên ưu đãi cho Cát Bà một nguồn tài nguyên vô cùng quý hiếm: Trên rừng có nhiều loại gỗ quý như Lát hoa, Lim, Gội, Kim giao, các loại cây dược liệu, các loại chim thú như đại bàng, đa đa, trăn, kỳ đà, rắn hổ mang, tắc kè, khỉ, chồn, cầy… Biển Cát Hải có gần 200 loài cá, gần 600 loài động vật biển, 75 loài thực vật phù du, gần 200 loài động vật phù du, 27 loại rừng ngập mặn. Biển Cát Hải còn có nhiều loại nhuyễn thể như Tôm he, Tôm rồng, Đồi mồi, Cua, Ghẹ, Sò huyết, Trai ngọc, Vẹm xanh, Tu hài…

Đến Cát Hải Lữ khách có thể cảm nhận được nơi đây có khí hậu mát mẻ ôn hòa. Các mùa ở Huyện Đảo thể hiện rõ ràng, không khí làm cho con người cảm thấy dễ chịu. Tháng 7, tháng 8 thường có mưa bão, gió nam thổi mạnh, tháng cuối năm có mưa dầm và sương mù.

Giới Thiệu Về Huyện Đảo Cát Hải - Ảnh 2

Các nhà khảo cổ học khẳng định Cát Hải là cái nôi của người cổ xưa. Qua khai quật cho thấy 15 điểm có dấu tích người Việt cổ nhưng hang Eo Bùa, Tùng Bà, Bờ Đá, Khoăn Mui, Ang Giữa. Năm 1938 nhà khảo cổ học người Pháp đã khai quật và nghiên cứu đioxit cacbon tìm thấy những dị vật còn sót lại, ông khẳng định Cát Bà nằm trong loại hình nền văn hóa Hạ Long. Những đồ vật được tìm thấy ở nơi đây qua khảo cứu đã chứng tỏ người Việt cổ đã từng trú ngụ tại mảnh đất này. Di chỉ Cái Bèo là niềm tự  hào của người dân trên Đảo.

Giới Thiệu Về Huyện Đảo Cát Hải - Ảnh 3

Đảo Cát Bà từng là căn cứ của các cuộc khởi nghĩa. Năm 1750 thủ lĩnh nông dân Nguyễn Hữu Cầu – tức Quận He dấy quân khởi nghĩa lấy Cát Bà làm căn cứ. Năm 1893 khi quân Pháp đổ bộ lên Đảo người dân đã kháng cự quyết liệt. Vào những năm 1889 – 1893 Cát Bà trở thành căn cứ chính của nghĩa quân Tiến Đức, ông đã dựa vào địa hình Trung Trang, Mái Gợ, Trà Báu xây dựng đồn điền, đồn trung, đồn hậu với bẫy đá, hầm chông chống giặc. Khu di tích Hà Sen và Đôn Lương trở thành di tích lịch sử của Huyện Đảo.

Trong thời kỳ chống Mỹ, do địa hình là cửa ngõ giao lưu quốc tế và Vịnh Bắc bộ nên Cát Bà, Cát Hải là mục tiêu tấn công của không quân và hải quân Mỹ. Tính trong cuộc chiến tranh phá hoại không quân và hải quân Mỹ đã ném xuống đây 1104 quả bom phá, 36000 quả bom bi, bom xuyên, 2355 quả thủy lôi, tính trung bình mỗi người dân trên Đảo hứng chịu trên 2 quả bom, mỗi km2 chịu 8,8 quả bom các loại.

Giới Thiệu Về Huyện Đảo Cát Hải - Ảnh 4

Mặc dù là huyện Đảo bị phong tỏa dữ dội trong chiến tranh song người dân nơi đây vẫn kiên cường bảo vệ Đảo. Thực hiện khẩu hiệu “ Tay lưới, tay súng” vừa đảm bảo sản xuất muối, chế biến nước mắm, trồng trọt, chăn nuôi vừa chi viện cho chiến trường Miền Nam. Ghi nhận những thành tích xuất sắc mà quân và dân trên Đảo đạt được, Đảng và nhà nước tặng Huyện 8 chữ vàng: Hà Sen anh dũng – Đôn Lương kiên cường”.

Giới Thiệu Về Huyện Đảo Cát Hải - Ảnh 5

Trong công cuộc đổi mới, Huyện Đảo đã tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương, thành phố phát triển cơ sở hạ tầng như đường giao thông, điện, cầu, cảng… khai thác tiềm năng sẵn có phát triển nghành thủy sản, chương trình , dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu vật nuôi và cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Đến nay bộ mặt của huyện đổi thay nhanh chóng, đời sống của nhân dân không ngừng cải thiện. Mỗi năm nơi đây đón 1 triệu khách thăm quan, là điểm đến của bạn bè muôn phương. Cát Bà được tổ chức UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới, phấn đấu là Công viên địa chất thế giới trong tương lai. Huyện Đảo vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ Đổi mới.

Động Đá Hoa Cương

Động đá Hoa Cương nằm ở dãy núi phía đông Bắc nơi cư trú của cộng đồng dân cư xã Gia Luận, phía Bắc đảo Cát Bà, tiếp giáp với vịnh Hạ Long, đồng thời là bến phà nối với Tuần Châu của Quảng Ninh. Động ở độ cao khoảng 15 – 20m so với mặt bằng cư trú, 50m so với mực nước biển. Chiều cao của động khoảng trên dưới 10m. Nơi rộng nhất của động là 25m, chiều dài khoảng 100m.

Động Đá Hoa Cương - Ảnh 1

Phía trên cửa động có nhiều thạch nhũ với hình khối như những công trình điêu khắc tuyệt vời của tạo hóa. Dưới nền động có hồ nước nhỏ càng làm tăng sự huyền ảo khi có luồng ánh sáng đi qua. Những hình khối của thạch nhũ đá mang dáng dấp của những pho tượng hình người, hình thú… như những bức họa nhuốm màu thần thoại.

Động Đá Hoa Cương - Ảnh 2

Đặc biệt hơn cả là tại đây các nhà khảo cổ học đã khai quật và phát hiện ra chiếc răng hóa thạch của người vượn cổ có niên đại cách đây 10 vạn năm. Việc phát hiện răng hóa thạch của người vượn cổ trên đảo Cát Bà cùng với một số mẫu vật hóa thạch được phát hiện tại hang Kéo Lèng tỉnh Lạng Sơn và các hang động ở Yên Lạc Hòa Bình là một minh chứng về sự tồn tại của người vượn cổ ở Việt Nam cách ngày nay hàng chục vạn năm. Đây là vấn đề đã được các nhà khoa học tranh cãi hàng trăm năm nay về việc phân bổ khu vực có người vượn cổ sinh sống.

Mặc dù nằm cách khu dân cư không xa, song động đá Hoa hầu như còn nguyên vẹn và là một địa danh quen thuộc trong các Hành Trình khám phá khảo cứu trên đảo Cát Bà.

Đền Quan Đội

Đền Quan Đội thuộc xã Trân Châu - huyện Cát Hải là nơi thờ năm vị lãnh quân hy sinh trong một trận đánh giặc ngoại xâm vùng Đông Bắc tổ quốc. Đền Quan Đội được bà con nhân dân và chính quyền xã Trân Châu xây dựng và thờ tự tại khu vực cửa cống Duông - xã Trân Châu. Thời gian gần đây (2011) khu Đền đã được xây dựng bề thế, những ngày trọng được nhân dân trên địa bàn và Lữ khách thập phương hội tụ hương khói.

Đền Quan Đội - Ảnh 1

Theo sử sách ghi lại thì năm 1863 tại vùng biển Cát Bà có giặc biển Tạ Văn Phụng nổi lên chống lại triều đình. Triều đình nhà nguyễn đã phái 5 tướng dẫn đạo quân ra biển Cát Bà dẹp giặc, song thế giặc mạnh, quân triều đình bị tổn thất, lại không thông thạo địa hình núi non hiểm trở của vùng biển đảo nên đạo quân triều đình bị giặc vây hãm và dồn lên núi kêu gọi đầu hàng. Trong lúc thế cùng lực kiệt, 5 vị tướng đã chọn mỏm núi đá cao và thề rằng "quyết không đầu hàng giặc" rồi lao xuống biển tự tiết để tỏ lòng trung thành với triều đình. Xác của 5 vị tướng trôi vào bãi cát đã được nhân dân Cát Bà chôn cất và lập miếu thờ từ đó.

Ghi nhận công lao to lớn của 5 vị tướng, năm 1866 sau khi dẹp song giặc biển Tạ Văn Phụng, vua Tự Đức đã truy phong 5 vị đã trung thành với triều đình với khí tiết oanh liệt hy sinh anh dũng, nêu gương sáng cho muôn đời sau. Nơi miếu thờ nay đã được xây dựng thành ngôi đền bề thế và tại đây vẫn còn 5 ngôi mộ của 5 vị quan đã có công lao to lớn với đất nước, với nhân dân đảo Cát Bà.

Đền Quan Đội - Ảnh 2  

Miếu Quan Đội nay là đền Quan Đội được xây dựng khang trang và là địa chỉ linh thiêng, một công trình kiến trúc đẹp được đông đảo nhân dân và khách thăm quan thập phương đến thăm viếng. Để khẳng định những giá trị lịch sử vốn có của ngôi đền, phòng Văn hóa thông tin - thể thao và chương trình huyện đang hoàn thiện hồ sơ trình UBND thành phố công nhận đền Quan Đội là di tích lịch sử cấp Thành phố. 

Đền Quan Đội được công nhận là di tích lịch sử sẽ góp phần tô thêm trang sử truyền thống yêu nước vẻ vang của nhân dân Việt Nam và nhân dân huyện đảo Cát Hải. Và đây sẽ trở thành 1 điểm thăm quan văn hóa tâm linh đặc sắc, góp phần tạo nên sự đa dạng về loại hình hành trình trong khu trải nghiệm Cát Bà.

Động Thiên Long

Động Thiên Long được anh Đặng Đình Hỏa-người xã Phù Long phát hiện khi anh khai thác đầm nuôi thuỷ sản.Thấy  động kỳ thú, anh mở một con đường mòn nhỏ trong rừng sú vẹt để lấy lối vào hang. Ai đến đây cũng phải trầm trồ trước vẻ đẹp sống động lung linh muôn hình vạn trạng của Thiên Long-một trong quần thể hang động của Đảo Cát Bà- khu Dự trữ sinh quyển Thế giới.

Cửa hang nằm sát ngay mép nước với khoảng vòm khổng lồ.Bước đến đây,mọi người cảm thấy dễ chịu bởi hơi mát toả ra từ vách đá. Theo anh Hỏa,đây là cái động hoang sơ,anh thấy đẹp khai thác để đón khách tham quan từ năm 2007.Từ cửa chính đến cuối hang có chiều sâu khoảng 200m.Ngay ở cửa hang là trụ cột nhũ đá khổng lồ,rễ cây si thả xuyên qua kẽ đá tạo thành hình hài kỳ dị .khách thăm quan sẽ tha hồ tưởng tượng khi chiêm ngưỡng những vách đá muôn hình vạn trạng,óng ánh thạch nhũ trong hang.

Động Thiên Long - Ảnh 1

Động Thiên Long được chia thành 3 gian chính-Nhất Động,Nhị Động và Tam Động. Nhất Động sau cửa hang, ngước lên là bức rèm tuyệt đẹp bằng nhũ đá óng ánh.Trong ánh sáng mờ ảo phía trên ta nhìn thấy hình tượng Phật quan âm Bồ tát đứng chắp tay dõi xuống trần gian. Dưới chân tượng Phật là vô số hình thù kỳ lạ như con trăn đá đang ngậm con rắn nhỏ. Cạnh đó là chú Cá Sấu dữ tợn đối đầu với con trăn đất khổng lồ.Dưới chân Nhất Động còn rất nhiều những hình thù kỳ dị như con Sư tử,con Cú mèo,con Ếch Xanh,con Rùa, cái Bắp ngô… Vào giữa Nhất động là hình thù các ông Phúc,Lộc,Thọ uy nghi trước bức trướng lấp lánh bằng đá.Dưới chân ông Thọ là 2 trái đào tiên, cạnh đó là chú voi con đang phủ phục.Đặc biệt đập vào mắt mọi người là 2 sợi dây thừng dài,đen tuyền .Đó là rễ của cây si mọc xuyên từ trên đỉnh núi tạo thành chiếc võng mềm đong đưa mềm mại.

Qua Nhất Động sẽ đến Nhị Động.Đây là khu giũa của hang.Nơi đây có những toà lâu đài cổ kính.Phía bên phải lâu đài có một dàn âm thanh đặc biệt. Người hướng dẫn sẽ đưa Lữ khách đến chiêm ngưỡng và thưởng thức những âm thanh sống động của dãy đàn đá trong hang.Chỉ bằng tay hoặc thanh gỗ nhỏ,đàn đá sẽ phát ra vô vàn âm thanh kỳ lạ,lúc thì sôi động,lúc thì thánh thót, du dương,có cả âm hưởng của tiếng cồng chiêng hoà cùng tiếng nước chảy róc rách.

Động Thiên Long - Ảnh 2

Đi qua mấy chục bậc đá,ta sẽ đến Tam Động.Đây là điểm cuối của Thiên Long.Tam Động cũng là lâu đài nguy nga kỳ ảo bởi các hình thù phong phú của nhũ đá thiên nhiên kiến tạo.Đứng ở trên cao cung điện ta sẽ bắt gặp hình con Rồng khổng lồ quấn quanh trụ đá,phía sau con rồng là chú Cóc ngồi chầu hẫu ngộ nghĩnh. Còn rất nhiều hình thù để trí tưởng tượng của mỗi người suy diễn.Bên phải Tam Động là giếng nước sâu hoắm.Nước ở đây đầy suốt,mát và trong vắt. Nhìn lên đỉnh động có một đường lên trời. Ánh sáng dọi vào hang làm cho gian cuối của Thiên Long thêm huyền bí. khách thăm quan có thể trèo qua Tam Động hoặc trở ra Nhị Động ,Nhất Đông để về cửa Thiên Long.

Những Địa điểm khám phá Cát Bà Hấp Dẫn (P3)

Những Địa điểm khám phá Cát Bà Hấp Dẫn (P3)
35 3 38 73 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==